Quản trị chiến lược và những điều cần biết – Phần 1

1

Quản trị chiến lược là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi không ít sinh viên cũng như những người mới bắt đầu đi làm tự hỏi. Bài viết này được tổng hợp và khái quát những yếu tố cơ bản nhất mà bạn cần biết để định nghĩa về quản trị chiến lược.

2 - Quản trị chiến lược và những điều cần biết - Phần 1 - marketing-va-bla-bla, goc-marketing

1. Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh

1.1. Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh

Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được.

Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời. Theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Theo Alfred Chandler ―Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

Theo William J. Gluech: ―Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện.

Theo Fred R. David: ― Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt

động sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh.

Theo Michael E. Porter: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”

Như vậy có thể thấy có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về chiến lược. Nhưng nhìn chung có thể hiểu:

Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối. chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực… và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.

Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và công ty đang hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì.

Mục đích của một chiến lược là nhằm tìm kiếm những cơ hội, hay nói cách khác là nhằm gia tăng cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh.

sbu la gi cach su dung sbu trong ma tran boston 1 - Quản trị chiến lược và những điều cần biết - Phần 1 - marketing-va-bla-bla, goc-marketing

1.2. Quản trị chiến lược

1.2.1. Định nghĩa về quản trị chiến lược

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về Quản trị chiến lược có thể áp dụng được:

Quản trị chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức đối với môi trường của nó.

Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định sự thành công lâu dài của công ty.

Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

Theo Fred R. David: Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Nói cách khác, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.

Theo Gary D.Smith: Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.

1.2.3. Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược giúp cho một doanh nghiệp có thể chủ động hơn vào các cơ hội và các nguy cơ trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một doanh nghiệp có thể tiên phong và gây ảnh hưởng cho môi trường nó hoạt động. Quá trình quản trị chiến lược bặt buộc nhà quản lý phải phân tích và dự báo các điều kiện trong tương lai gần và tương lai xa. Nhờ đó nhà quản lý có khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và loại bỏ được các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường.

Thực hiện quản trị chiến lược sẽ giúp các doanh nghiệp thấy rõ được mục đích và hướng đi của mình.Xem xét doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt được kết quả cụ thể nhất.

Nhờ có quản trị chiến lược, chúng ta sẽ gắn liền các quyết định đề ra với môi trường liên quan. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi điều kiện dự báo sao cho có thể đạt được mục tiêu đề ra.

statistics business@2x 1024x681 - Quản trị chiến lược và những điều cần biết - Phần 1 - marketing-va-bla-bla, goc-marketing

1.3. Các cấp quản lý chiến lược

Quản lý chiến lược có thể tiến hành ở các cấp khác nhau trong một tổ chức.

Có thể đưa ra 3 cấp chiến lược:

Chiến lược cấp công ty xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh mà hãng đang hoặc sẽ phải tiến hành, mồi ngành cần được kinh doanh như thế nào (có thể liên kết với các chi nhánh khác của công ty hoặc kinh doanh độc lập), và mối quan hệ của nó với xã hội như thế nào.

Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh xác định từng cơ sở có thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình như thế nào, vì vậy góp phần hoàn thành chiến lược công ty trong lĩnh vực của mình. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, các thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngành.

Chiến lược cấp bộ phận chức năng tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Xây dựng các mục tiêu chiến lược và xây dựng các kế hoạch chiến lược cho từng hoạt động đến từng bộ phận.

 

(Còn tiếp)

Carmen (tổng hợp và biên tập)

Châu Carmen Nguyễn - Business Development & Sales. Với hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực marketing & sales các ngành mẹ và bé, thời trang cao cấp và bán lẻ. Và hơn 5 năm trong hoạt động đào tạo. Là thành viên của The Unbeaten Team (TUT).