Mindmap: Bản đồ tư duy và những lợi ích bạn cần biết

0

Mindmap (bản đồ tư duy) được mệnh danh là công cụ vạn năng cho bộ não được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan.

  1. Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.mindmap ban do tu duy 5 1024x640 - Mindmap: Bản đồ tư duy và những lợi ích bạn cần biết - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing

Bản đồ tư duy cũng là một kỹ thuật hữu hiệu để cải thiện phương pháp ghi chép của bạn, hỗ trợ và tăng cường sự sáng tạo của bạn trong cách giải quyết một vấn đề. Bằng cách sử dụng bản đồ tư duy, bạn có thể nhanh chóng nhận biết và hiểu rõ cấu trúc của một chủ đề, nắm rõ những mảng thông tin, dữ liệu đó liên kết với nhau như thế nào, cũng như việc ghi những dữ liệu sơ cấp trong phương pháp ghi chép bình thường.

Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

Một số trường hợp chúng ta nên áp dụng bản đồ tư duy:

  1. Đối với số lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều, và cần gấp sự tổng hợp tổng quát nhất, bạn có thể chọn giải quyết bằng sơ đồ tư duy mindmap.
  2. Những lúc gặp vấn đề khó, bạn cần gấp một phương án để xử lý vấn đề, sơ đồ tư duy mindmap có thể giúp bạn tái hiện bức tranh chung, giúp bạn nhìn rõ và đề ra được hướng giải quyết cụ thể cho vấn đề.
  3. Hoặc khi bạn chuẩn bị thuyết trình, diễn thuyết cần coi lại và chuẩn bị trước cho bài thuyết trình, mindmap sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, kích thích khả năng diễn đạt, và ghi nhớ, giúp bạn tái hiện lại thông tin tốt hơn khi thuyết trình.
  4. Đặc biệt, nếu như trong lúc thuyết trình đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy mindmap sẽ giúp bạn tìm ra ngay vị trí thông tin cần hỏi mà không bị lạc bởi “mê cung” các thông tin.
  5. Hơn hết, sơ đồ tư duy mindmap còn sẽ giúp bạn tự đánh giá bản thân hay theo dõi, cập nhật sự hiểu biết của bản thân.mindmap ban do tu duy 2 - Mindmap: Bản đồ tư duy và những lợi ích bạn cần biết - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing
  1. Tại sao bạn nên sử dụng bản đồ tư duy?

Sau đây là một số lý do khiến bạn cân nhắc việc áp dụng bản đồ tư duy vào công việc hay việc học của chính mình.

  1. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
  2. Mục tiêu chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
  3. Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính và được minh họa bằng những nét kẻ đậm hơn.
  4. Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
  5. Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
  6. Thêm thông tin mới dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
  7. Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
  1. Thiết lập bản đồ tư duy như thế nào?

Bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các bản đồ tư duy lại dễ dàng và thú vị. Bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập với chúng.

Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra bản đồ tư duy? Rất đơn giản là: tưởng tượng và liên kết.mindmap ban do tu duy 1 - Mindmap: Bản đồ tư duy và những lợi ích bạn cần biết - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing

Các bước thiết lập bản đồ tư duy:

  1. Bước 01: chọn một tờ giấy hay một trang sổ tay tùy thích. Từ đó, bạn xác định trung tâm trang giấy để viết mục tiêu.
  2. Bước 02: sau khi viết mục tiêu vào giữa bản đồ thì bạn hãy cho nó một biểu tượng mà bạn ưa thích hay ấn tượng. Điều cần lưu ý là nó phải đủ rõ nét để khi hoàn thành thì mục tiêu của bạn vẫn là thứ nổi bật nhất trên bản vẽ này.
  3. Bước 03: dùng nhiều màu sắc khác nhau trong quá trình thiết lập bản đồ. Màu sắc có tác động đến hoạt động sáng tạo của hệ thần kinh hiệu quả hơn là bạn nghĩ. Với mỗi phần nội dung khác nhau, màu sắc khác nhau cũng giúp bạn phân biệt chúng một cách dễ dàng. Ngoài ra thì nó còn khiến bản đồ trông đẹp mắt hơn nữa!
  4. Bước 04: từ mục tiêu ban đầu, bạn bắt đầu vẽ những đường kẻ nối đến những ý chính cấp 1, từ các ý cấp 1 sẽ phát triển ra các ý cấp 2,… Với mỗi cấp nhỏ hơn thì nét vẽ sẽ mảnh dần đi. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của màu sắc thì bạn vẫn có thể dễ dàng nhận diện chúng.
  5. Bước 05: (bước phụ) bạn hãy dùng hình ảnh minh họa thay cho chữ và những đường cong thay cho đường kẻ bằng thước để não được kích thích nhiều hơn trong quá trình thiết lập bản đồ tư duy.
  6. Bước 06: với mỗi ý chính bạn cần một từ khóa (key word) để giúp việc ghi nhớ và tập rung hiệu quả hơn trong quá trình tư duy và thiết lập bản đồ cho riêng mình.
  1. Thiết lập bản đồ tư duy nâng cao

Một khi bạn đã hiểu cách vẽ bản đồ tư duy thì bạn có thể tự quy ước cách vẽ của riêng mình. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả cho bản đồ:

Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: dùng những từ ngắn gọn và truyền tải đủ nội dung chính, tránh viết quá nhiều chữ vì chúng sẽ gây rối mắt cho bản đồ của bạn.

Dùng chữ viết in hoa: chúng có khả năng gây hiệu ứng lên thị giác của bạn tốt hơn, và cũng hạn chế trường hợp viết nguệch ngoạc.

Dùng màu sắc khác nhau cho các ý tưởng khác nhau: điều này không chỉ gây ấn tượng về thị giác mà nó còn giúp bạn tăng khả năng sáng tạo khi làm việc. Sau cùng là chúng giúp những ý tưởng cấp n không bị lẫn vào nhau.

Sử dụng hình ảnh/biểu tượng: giống như các biển báo giao thông vậy, mỗi người sẽ có ấn tượng với một số hình ảnh hay ký hiệu riêng. Điều này cũng giúp việc ghi nhớ tốt hơn, vì vậy mà tôi khuyên bạn nên tối đa hóa các hình ảnh và biểu tượng thay vì dùng chữ viết.mindmap ban do tu duy 4 - Mindmap: Bản đồ tư duy và những lợi ích bạn cần biết - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing

Kết luận:

Bản đồ tư duy là một phương pháp hiệu quả không chỉ trong việc tìm ra giải pháp mà song song đó còn giúp bạn ghi nhớ vấn đề tốt hơn bằng cách hình tượng hóa nội dung với những màu sắc sinh động.

Bạn hãy thử áp dụng chúng vào việc học tập cũng như làm việc nhé!

Carmen (tổng hợp và bổ sung)

Châu Carmen Nguyễn - Business Development & Sales. Với hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực marketing & sales các ngành mẹ và bé, thời trang cao cấp và bán lẻ. Và hơn 5 năm trong hoạt động đào tạo. Là thành viên của The Unbeaten Team (TUT).