Nếu trong mắt của bộ phận Sales/Bán hàng thì hoạt động bán hàng bao gồm các hoạt động tư vấn, bán hàng thì trong mắt của một Business Development sẽ ra sao?
Trong bài viết này, Châu Carmen sẽ chia sẻ đến mọi người những điều khác biệt nhé!
-
Cơ cấu:
- Từ góc nhìn của bộ phận sales/bán hàng: bộ phận sales/bán hàng là một bộ phận độc lập.
- Từ góc nhìn của một Business Development (BD) Manager: bộ phận bán hàng là một thành phần cấu thành trong cơ cấu chung mà thôi. Và cơ cấu của khối Business Development còn có bộ phận marketing, chăm sóc khách hàng.
-
Vận hành và chuỗi giá trị:
- Từ góc nhìn của bộ phận sales/bán hàng: bộ phận sẽ hoạt động độc lập, có sự tương tác với các bộ phận liên quan trực tiếp như bộ phận marketing, bộ phận chăm sóc khách hàng. Sự tương tác này đôi khi khá mờ nhạt và không mang lại nhiều giá trị cộng thêm cho tổ chức/doanh nghiệp. Và đôi khi, có không ít những khác biệt trong cách hiểu nên dẫn đến bất đồng quan điểm giữa các bên.
- Từ góc nhìn của một Business Development (BD) Manager: hoạt động của các bộ phận trong cơ cấu có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau và mang tính xây dựng theo một quy trình nhất định. Với quy trình được xây dựng, sự phối hợp các hoạt động giữa 03 bộ phận thuộc khối Business Development không chỉ mang về doanh thu bán hàng mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và cải thiện trải nghiệm của khách hàng đối với nhãn hàng một cách tối ưu nhất.
-
Trải nghiệm khách hàng:
- Từ góc nhìn của bộ phận sales/bán hàng: trải nghiệm khách hàng gói gọn trong quá trình bán hàng. Quá trình này bắt đầu từ khi nhân viên sales tiếp cận, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ và kết thúc khi khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng. Một số sản phẩm đặc thù, nhân viên sales sẽ có thêm hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán hàng, nhưng hoạt động này mang màu sắc và phong cách cá nhân của nhân viên này nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng. Và hoàn toàn thiếu đi sự xuất hiện của thương hiệu hay một hành trình để ghi nhận lại những đánh giá và cảm nhận của khách hàng từ bước nhận biết (Awareness).
- Từ góc nhìn của một Business Development (BD) Manager: trải nghiệm khách hàng chính là khi khách hàng ở bước nhận biết (Awareness) cho đến khi khách hàng đi qua hành trình mua hàng (bộ phận sales phụ trách), đến hành trình chăm sóc khách hàng (bộ phận CS phụ trách) và sau cùng trở thành người-đại-diện-bán-hàng một cách tự nguyện bằng chính những ý kiến hữu ích của họ cho những người xung quanh. Trong suốt hành trình này, có những điểm chạm nhất định mang đến thành công để mang lại những trải nghiệm tốt nhất đối với khách hàng về chất lượng dịch vụ/sản phẩm của nhãn hàng.
-
Thành quả:
- Từ góc nhìn của bộ phận sales/bán hàng: được ghi nhận bằng số lượng khách hàng mua hàng thành công và doanh thu mang về. Bên cạnh đó, thì còn kha khá các chỉ số cần phân tích liên quan đến khách hàng, doanh thu, thị trường. Và một trong những số liệu được quan tâm chính là tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ và so với chu kỳ bán hàng trước đó.
- Từ góc nhìn của một Business Development (BD) Manager: không thể thiếu phần thành quả từ bộ phận sales về mặt doanh thu và khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các chỉ số về marketing và chăm sóc khách hàng cũng được đánh giá và phân tích các tác động đã góp phần vào doanh thu bán hàng. Một khách hàng trung thành sẽ giúp giảm chi phí marketing nhưng tăng thêm doanh thu, thì đây chính là kết quả ghi nhận cho bộ phận chăm sóc khách hàng. Tương tự như vậy thì việc khách hàng có nhận diện tốt về sản phẩm/dịch vụ của nhãn hàng chính là nhờ vào kết quả của các hoạt động marketing. Đứng ở góc độ một BD Manager thì thành quả của khối được đóng góp từ tất cả thành viên. Và chính nỗ lực của mỗi bộ phận là nền tảng cho bộ phận khác có thể làm tốt hơn cũng như phát huy tốt hơn điểm mạnh của đồng nghiệp.
Với những điểm khác nhau bên trên thì ở vị trí BD sẽ có một góc nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn là góc nhìn từ bộ phận sales/bán hàng. Chính vì thế, mà một người có kinh nghiệm làm sales hay marketing hay thậm chí là chăm sóc khách hàng đều có cơ hội trở thành một BD thực thụ.
Điều quan trọng là chúng ta có đủ thời gian, trải nghiệm để hoàn thành tốt vai trò của một BD mà thôi.
Nếu anh chị nào còn thêm ý kiến thì có thể cho Châu Carmen biết thêm nhé!
Châu Carmen