Tư duy hệ thống: Các loại tư duy

0

Khai xuân mới, Châu Carmen xin phép chia sẻ một số điều thú vị từ cuốn sách đang đọc của tác giả Steven Schuster. Nội dung về các loại tư duy.

“Cách thức nhận diện vấn đề để áp dụng loại tư duy phù hợp sẽ mang đến hiệu quả thiết thực cho các vấn đề.”

tu duy la gi - Tư duy hệ thống: Các loại tư duy - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing1. Tư duy tuyến tính (TDTT)

Là cách chúng ta thường được dạy để tư duy các vấn đề thông qua cuộc sống. Nó liên quan tới việc tìm kiếm hai mệnh đề và gắn kết chúng với nhau theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Loại tư duy này dựa trên cơ sở là một nguyên nhân sẽ có một kết quả.

Đây là mô hình tư duy đơn giản với liên kết một – một (1:1)

Ví dụ: nếu ăn cơm thì no.

Tư duy tuyến tính có các giới hạn của nó. Nó không nhìn vào các vấn đề/hệ thống phức tạp mà chỉ dựa trên một mảnh nhỏ của cả bức tranh tổng quan. 

Và nếu chúng ta đưa ra quyết định chỉ dựa trên tư duy tuyến tính mà không tính trước đến các khả năng rằng vấn đề được kết nối với một hệ thống lớn hơn thì đôi khi quyết định không phải là giải pháp mà gây ra hậu quả khó lường trước.

2. Tư duy theo định hướng sự kiện (TDTĐHSK)

Loại tư duy này sẽ quan sát thế giới như một tổ hợp phức tạp hơn so với tư duy tuyến tính. Nhưng theo hướng tư duy này thì cuộc sống là một loạt các sự kiện và không hề có tính hệ thống (chỗ này theo Châu Carmen thì có thể hiểu là các sự kiện mang tính chất ngẫu nhiên mà không có quan hệ hay bất kỳ mối liên kết nào). 

Theo loại tư duy này thì, một sự kiện nào đó là một điều sắp xảy ra/đã xảy ra. Mọi sự kiện đều có nguyên nhân và nếu nguyên nhân này bị thay đổi thì kết quả sẽ bị ảnh hưởng theo.

Não bộ con người khá quen thuộc với kiểu tư duy này, điều này thấy rõ qua việc chúng ta gieo trồng theo mùa vụ.

Loại tư duy này không có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp hay mang tính hệ thống. mindmap ban do tu duy 1 - Tư duy hệ thống: Các loại tư duy - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing

3. Tư duy ngoại biên (TDNB)

Đây là loại tư duy liên quan nhiều đến tính sáng tạo. Nó không xác định rõ ràng điểm bắt đầu và điểm kết thức. Loại tư duy này được phát hiện vào năm 1967 bởi Edward de Bono.

TDNB là loại tư duy giúp tạo ra các sáng kiến và cải tiến các vấn đề theo chiều hướng mà chúng ta có thể dễ dàng lặp lại nó theo thời gian. 

Điểm yếu của loại tư duy này là thiếu đi sự rõ ràng, cấu trúc và mục tiêu để các loại tư duy khác có thể tận dụng. 

Có thể nói rằng, tư duy ngoại biên giống như bước đầu của quá trình brainstorm vậy! Bởi vì sẽ không có ý tưởng nào bị hạ thấp hay bác bỏ. Tuy nhiên điều này dẫn đến việc hoang phí thời gian vô ích bởi vì ngay cả những ý kiến không phù hợp cũng được chấp nhận.

4. Tư duy phản biện (TDPB)

Đây là loại tư duy liên quan đến việc phân tích một vấn đề để có thể đi đến đánh giá theo chiều hướng khách quan.

Với TDPB, nó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ về tư duy của bản thân và nghĩ về cách đưa ra quyết định cho vấn đề để vượt qua rào cản về thành kiến, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nhận thức bản thân.

Loại tư duy này phát huy hiệu quả khi bạn cố gắng tìm ra các liên kết logic giữa các vấn đề với nhau. TDPB không chấp nhận những giá trị bên ngoài hay dễ dàng nhận thấy, nó buộc người ta phải đào sâu hơn và tìm hiểu kỹ hơn về các dẫn chứng trước khi được chấp nhận.

TDPB rất có lợi khi cách tiếp cận có hệ thống giúp giải quyết các vấn đề cần thiết. 

5. Tư duy hệ thống (TDHT)

Là nghiên cứu và phân tích các hệ thống. TDHT đòi hỏi sự hiểu biết về các phần tử, liên kết, mục đích/chức năng của hệ thống. 

Với mục tiêu là hiểu và ứng dụng vào các hệ thống khác dù ở bất kỳ cấp độ nào.

Hy vọng với phần chia sẻ về các loại tư duy này, các anh chị có thêm kiến thức hữu ích.

Châu Carmen – Senior BD Manager at TUT

Châu Carmen Nguyễn - Business Development & Sales. Với hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực marketing & sales các ngành mẹ và bé, thời trang cao cấp và bán lẻ. Và hơn 5 năm trong hoạt động đào tạo. Là thành viên của The Unbeaten Team (TUT).