Cẩm nang đi làm: Đi phỏng vấn cần biết gì? – Phần 1

0

Nói về chuyện đi phỏng vấn thì đây là chủ đề rất nhiều bạn sinh viên quan tâm. Trong mỗi bài viết, Châu Carmen viết vài ý kiến để các bạn dễ theo dõi.cover 12 - Cẩm nang đi làm: Đi phỏng vấn cần biết gì? - Phần 1 - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing

1. Vì sao nhân viên tuyển dụng (TA) hay hỏi lý do nghỉ việc?

Câu hỏi này không thừa mà là cần thiết.

Ở góc độ của hiring manager thì NTD có thể cân nhắc lí do mà ứng viên nghỉ việc có khả năng lặp lại tại công ty mà ứng viên đang ứng tuyển hay không. 

Nếu có thì tất nhiên không có duyên với nhau, nếu không thì có thể cân nhắc về kết quả trả lời các câu hỏi chuyên môn để đánh giá.

Có nhiều người chọn đưa ra đáp án chung chung như: bận việc gia đình, phải về quê trong thời gian dài,… Điều này không sai nhưng khi bạn che giấu đi lí do thật sụ thì NTD cũng mơ hồ theo. Và khó đưa ra quyết định chính xác.

Trong một số tình huống không hay, bạn gặp chuyện không tốt ở chỗ cũ thì việc chia sẻ ra không phải là bất lợi. Quan trọng là bạn chọn chia sẻ ở tâm thế nào. Khi ứng viên chọn chia sẻ ở tâm thế xây dựng, cầu thị thì bạn sẽ trở nên ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Hơn hết, đi phỏng vấn cũng như đi “hẹn hò”. Hợp nhau thì là may mắn, chưa hợp nhau thì đừng vội cay cú. Bởi vì 1 lần phỏng vấn là 1 lần theo kinh nghiệm cho bản thân mình làm tốt hơn ở lần sau.

2. TA có cần đi mail thông báo kết quả phỏng vấn hay không?

Việc TA/nhân viên tuyển dụng viết mail thông báo cho ứng viên về kết quả buổi phỏng vấn là cần thiết. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty, của nhân viên tuyển dụng. Đồng thời là sự tôn trọng đối với ứng viên.

Dù ứng viên có đạt hay không đạt trong buổi phỏng vấn thì việc tôn trọng nhau trong mối quan hệ ứng viên – nhà tuyển dụng là điều cần thiếtquyền lợi NLD - Cẩm nang đi làm: Đi phỏng vấn cần biết gì? - Phần 1 - ky-nang-ca-nhan, goc-marketing

3. Ứng viên (UV) nên hỏi gì trong buổi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng (NTD)?

Đối với mình, thì mình sẽ có mấy câu hỏi như sau (không tính phần chuyên môn, vì chuyên môn mỗi người mỗi khác).

  1. Thời gian làm việc, chính sách OT
  2. Hình thức làm việc
  3. Ngày thanh toán lương, mức lương thử việc, hình thức thanh toán (có yêu cầu ngân hàng nào hay không)
  4. Chế độ về BHYT, BHTN, BHXH
  5. Người hướng dẫn, quản lý trực tiếp
  6. Phụ cấp liên quan: dành cho các bạn có yêu cầu di chuyển bên ngoài, liên hệ khách hàng hay công tác,…
  7. Khấu trừ thuế TNCN

4. Các quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà bạn cần biết

  1. Mức lương thử việc: tối thiểu là 85% cho người có bằng cao đẳng trở lên.
  2. Thời gian thử việc: không quá 60 ngày
  3. Có hợp đồng thử việc và nhân viên phải được trả 01 bản
  4. Không giữ bản gốc các loại giấy tờ, bằng cấp
  5. Xuất chứng từ thuế thu nhập cá nhân sau khi kết thúc năm: bình thường thì tháng 3-4 năm sau sẽ nhận được chứng từ khấu trừ thuế để NLĐ tự khấu trừ thuế TNCN đã đóng
  6. Trong thời gian thử việc: được ngưng việc khi không phù hợp và thông báo trước cho doanh nghiệp 01-02 ngày là được. Nhưng không phải là 30 ngày hay phải chờ đến khi có người thay thế nha!

Các bạn có thể theo dõi thêm các bài viết liên quan tại website.

Và có thể tham gia các khóa học kỹ năng để nâng cao kiến thức & kỹ năng trong công việc nha!

Châu Carmen – Senior BD Manager at TUT

Châu Carmen Nguyễn - Business Development & Sales. Với hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực marketing & sales các ngành mẹ và bé, thời trang cao cấp và bán lẻ. Và hơn 5 năm trong hoạt động đào tạo. Là thành viên của The Unbeaten Team (TUT).